Tiểu sử và Sự nghiệp Băng Châu

Ca sĩ Băng Châu tên thật là Nguyễn Thị Xuân Mai, cô sinh ngày 1/8/1950 ở Bà Rịa, sau đó về Trà Ôn, lớn lên ở miền đất Trà Ôn, Cần Thơ. Khi được hỏi về nghệ danh, cô tâm sự rằng cô thích chữ “Châu” từ nhỏ, nghĩ đi nghĩ lại thì nghĩ ra chữ Băng Châu, nghĩa là “viên ngọc lạnh”, tên Băng Châu đã đi theo cô từ lúc vào nghề cho đến nay, được vô vàn khán giả yêu mến.

Băng Châu yêu thích âm nhạc từ nhỏ, từ những năm đệ thất, cô đã tham gia những lớp đánh đàn, ca hát. Theo chương trình “Những người em gái hậu phương”, Băng Châu tham gia hát cho những chiến sĩ rồi quen biết những người nổi tiếng như các ca sĩ trong Sao Băng band, Hoa Tình Thương, biệt đoàn văn nghệ Sài Gòn. Trong những người cô quen biết có vợ nhạc sĩ Ngọc Trân tên Tuyết Nhung lúc đấy đang làm trong biệt đoàn văn nghệ Trung ương Sài Gòn, đã thuyết phục Băng Châu lên Sài Gòn để tiếp tục con đường ca hát. Năm 1969, Băng Châu quyết định bỏ học lớp đệ nhị lên Sài Gòn, sau đó trở lại Cần Thơ một thời gian ngắn. Mãi đến năm 1970, cô chính thức bước chân lên mảnh đất Sài Gòn. Tại đây, Tuyết Nhung dẫn Băng Châu vào đội văn nghệ gặp được nhiều nhạc sĩ nổi tiếng như Duy Khánh, Khánh Băng, Bảo Thu, …

Lần đầu tiên Băng Châu xuất hiện trong một chương trình âm nhạc là “Tiếng Thùy Dương” của nhạc sĩ Châu Kỳ với nhạc phẩm “Nhớ Nhau Hoài” của nhạc sĩ Anh Việt Thu. Tiếng hát của một nữ ca sĩ tuổi với vừa đôi mươi đã chinh phục đông đảo khán giả thời đó, nhưng cô vẫn hay nhắc rằng người nâng đỡ cô là ca nhạc sĩ Duy Khánh.

Một thời gian sau, với bài hát Qua Cơn Mê (sáng tác của Trịnh Lâm Ngân) thu trong băng nhạc Trường Sơn của thầy Duy Khánh thực hiện. Thực ra người thu âm bài này đầu tiên là Duy Khánh trong đĩa nhựa. Băng Châu kể rằng lúc đó cô thấy bài này hay quá nên xin Duy Khánh để hát. Tuy nhiên Duy Khánh muốn ông hát trước trong dĩa nhựa rồi sau đó Băng Châu thu âm lại vào băng cối, và Qua Cơn Mê cùng tiếng hát của Băng Châu trở thành một hiện tượng vào đầu thập niên 1970 khi tất cả các đài phát thanh đều phát bài hát của cô. Băng Châu kể trong chương trình Jimmy Show rằng bài hát này đã đóng dấu ấn vào tên tuổi của cô “Băng Châu đi bảy dặm” cho đến tận ngày nay, tức là gần 50 năm sau khi cô hát Qua Cơn Mê.

Trước 1975, Băng Châu được nghệ sĩ Thanh Nga dìu dắt và dạy về cải lương, cô đóng trong “Đưa em về tây hạ”, trong đó có Hà Mỹ Hạnh, Dũng Thanh Lâm, Việt Hùng, La Khởi Tân.

Sau năm 1975, ca sĩ Băng Châu tiếp tục sinh hoạt âm nhạc, đóng phim, đến tháng 9 năm 1979 thì cô sang Mỹ định cư, cộng tác với nhiều trung tâm băng đĩa hải ngoại như Thúy Nga, Phượng Hoàng band, Thanh Lan band. Ngoài ca hát, Băng Châu còn là một MC, xướng ngôn viên truyền hình và truyền thanh.

Cô tâm sự, sau năm 90, cô bắt đầu tìm thấy niềm yêu thích bên mảng xướng ngôn viên, đài đầu tiên cô tham gia là Sài Gòn hải ngoại qua chương trình “Băng Châu – Quốc Thái talkshow.

Băng Châu cũng có nhiều kỉ niệm với ca nhạc sĩ Nhật Trường vào thời ông vừa qua Mỹ vào khoảng năm 1992. Cô đóng trong “Anh không chết đâu anh” vì lúc đấy Thanh Lan vẫn chưa qua Mỹ, đóng vai vợ của người hùng Nguyễn Văn Đương, làm rất nhiều người cảm động.

Trình diễn trên sân khấu hải ngoại

Trung tâm Thúy Nga

STTTiết mụcThể hiện vớiChương trìnhNăm
1Một Phút Suy Tư (Vân Tùng)soloParis By Night 21986
2Chuyện Tình Không Đoạn Kết (Tâm Anh)soloParis By Night 31986
3Tình Ca Người Đi Biển (Trường Hải)soloParis By Night 81989
4Biết Đến Bao Giờ (Lam Phương)soloParis By Night 91989
5Bài Tango Dĩ Vãng (Anh Bằng)soloParis By Night 101990

Trung tâm Asia

STTTiết mụcThể hiện vớiChương trìnhNăm
1Chuyện Tình Không Suy Tư (Tâm Anh)soloASIA 21993
2Sài Gòn (Y Vân)Phương Hồng Quế, Sơn CaASIA 682011